Trang chủ / Ngoại Thất Sân Vườn / Văn Khấn Về Nhà Mới – Khấn Trấn Trạch Sao Cho Đúng

Văn Khấn Về Nhà Mới – Khấn Trấn Trạch Sao Cho Đúng

Văn Khấn Về Nhà Mới – Khấn Trấn Trạch Sao Cho Đúng

Thủ tục nhập trạch về nhà mới là bước quan trọng không thể thiếu trong những gia đình Việt Nam. Đây được xem là nét văn hóa lâu đời và được gìn giữ, thể hiện sự biết ơn với tổ tiên, lòng thành và mong cầu hạnh phúc tới mọi người trong nhà. Bách hóa XANH sẽ tiết lộ cho bạn những thủ tục và ý nghĩa khi nhập trạch về nhà mới trong bài viết dưới đây.

1Ý nghĩa của cúng nhập trạch, về nhà mới

Ý nghĩa của cúng nhập trạch, về nhà mớiÝ nghĩa của cúng nhập trạch, về nhà mới
Từ xa xưa truyền lại, nghi thức nhập trạch là một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong gia đình với mục đích báo cáo về việc mình mới cất nhà với thần thổ địa thổ công và gia tiên.
Gia chủ thường làm cỗ thiết đãi bà con, thông qua mâm cơm báo với bề trên rằng ngôi nhà đã may mắn hoàn tất, mong cầu sự chứng giám của tổ tiên, ban phước lành tài lộc tới gia chủ. Vì thế nên việc chuyển nhà cũng được lựa chọn ngày giờ rất kỹ.

2Cách sắm lễ, mâm cúng nhập trạch, về nhà mới

Ngày tốt làm lễ nhập trạch
Để mong cầu mọi điều suôn sẻ không thể thiếu ngày tốt để làm lễ phải không? Một ngày tốt hội tụ rất nhiều yếu tố quan trọng như thuận lợi cho gia chủ, ngày hoàng đạo trời đất thuận hòa, ngày hợp mệnh tuổi gia chủ thì sẽ tuyệt vời hơn.
Mâm lễ nhập trạch lấy ngày – thủ tục về nhà mới gồm những gì?
Cách sắm lễ, mâm cúng nhập trạch, về nhà mớiCách sắm lễ, mâm cúng nhập trạch, về nhà mới
Đầu tiên là mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả bày trí theo phong thủy với tối thiểu 5 loại quả trở lên và đa dạng. Số trái sẽ bày số lẻ. Trái cây phải đảm bảo to, đẹp đều, không dập nát.
Phần nhang đèn, hương hoa, trầu cau là những thứ không thể thiếu trong bất cứ phong tục cúng bái nào của người Việt. Trong lễ cúng nhập trạch, mâm hương hoa sẽ có: 1 bó nhang, 1 cặp đèn cầy, 1 bình hoa tươi, 3 miếng trầu cau, vàng mã, gạomuối, 3 hũ nước.
Gia chủ sẽ quyết định cúng món mặn hay chay nhưng việc này không quá quan trọng.
Nếu làm cơm mặn có thể chuẩn bị như sau: đĩa xôi, gà luộc nguyên con, 1 bộ tam sinh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), 3 chén trà và 3 chén rượu, 3 điếu thuốc, một vài món xào, món canh,… Còn nếu làm cỗ chay, bạn có thể chuẩn bị 4-5 món tùy thuộc. Một vài gợi ý cho bạn như nem chay, gà giả chay, rau củ xào, canh nấm,…

3Cách cúng nhập trạch, về nhà mới

Lễ nhập trạch có thể tiến hành như sau. Bạn có thể bỏ qua những phần không phù hợp với gia đình hoặc tập tục.
  • Việc đầu tiên trong lễ là đốt lò than, đặt tại cửa ra vào. Bạn có thể làm lúc xe chuyển nhà chưa tới để tiết kiệm thời gian
  • Xe chuyển nhà tới thì bày đồ cúng ngay ngắn lên mâm, chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng tiến hành thủ tục chuyển nhà mới.
  • Chủ nhà (tốt hơn là nam trụ cột gia đình) bước qua lò than vào nhà trước, tay đem theo bát hương và bài vị tổ tiên
  • Sau đó các thành viên còn lại tay cầm các vật thờ cúng khác, bước qua lò than vào nhà. Đừng quên đem theo các vật may mắn như chiếu, nệm, bếp nấu,… Không được đi vào tay không.
  • Điều đầu tiên và quan trọng khi mới bước vào nhà cần bật tất cả điện lên, mở cửa chính và cửa sổ để khai thông khí, cho căn nhà tràn sức sống
  • Sau đó một số thành viên sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thổ địa ngay ngắn. Những người còn lại bày mâm cúng giữa nhà, hướng vế phía hợp tuổi của gia chủ.
Cách cúng nhập trạch, về nhà mớiCách cúng nhập trạch, về nhà mới
  • Người đại diện của gia đình thắp nhang và đọc văn khấn. Các thành viên còn lại đứng trước mâm và chắp tay cúng nghiêm trang
  • Sau khi đọc xong văn khấn, trong lúc chờ nhang tàn, gia chủ đi nấu nước pha trà. Nên để nước sôi 5-7 phút trước khi pha. Trà để dâng lên mâm cơm cúng và mọi người cùng thưởng thức. Nấu nước là hành động khai hỏa, tạo sức sống cho toàn căn nhà
  • Tiếp theo là hóa tiền mã, khi cháy hết thì dùng rượu rưới lên tro
  • Giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ ông Táo, ý nghĩa biểu trưng của sự ấm no
  • Lễ khấn nhập trạch tới đây coi như hoàn tất. Gia chủ đem đồ đạc vào và sắp xếp bày trí căn nhà mới của mình

4 Văn khấn nhập trạch, về nhà mới xây

Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
– Gia chủ đọc ” Kính Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị tôn Thần.
– Gia chủ đọc ” KÍnh mong các ngài vị Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Gia chủ đọc “ Hôm nay ngày lành tháng tốt là ngày ……… tháng …….. năm …………….
Tín chủ con là: …………………..
Ngụ tại: ……………………………
Đọc “ Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ trang nghiêm kính cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:
Các Ngài Thần Linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sịn linh, nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người sẽ luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy các vị bề trên, thương xót, phù trì bảo hộ.
Tín chủ sẽ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa xanh tươi không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Văn khấn nhập trạch, về nhà mới xâyVăn khấn nhập trạch, về nhà mới xây

5 Văn khấn về nhà mới thuê

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng……. năm……….
Gia đình và các thành viên chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ trang nghiêm, với các lễ quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, các vị thần thánh, ông bà cha mẹ, chúng con đã chuyển đến ngôi nhà mới.
Cúi xin các các ngài các cụ, ông bà cùng nội ngoại họ ……………….. thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đao đạo hưng thinh, bình an mạnh khoẻ. Chúng con nghiêm nghị lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn về nhà mới thuêVăn khấn về nhà mới thuê

6Lưu ý khi cúng nhập trạch, về nhà mới

Sau khi lễ cúng nhập trạch diễn ra, gia chủ cùng các thành viên trong gia đình cần cố gắng giữ không khí vui vẻ, tươi vui, tránh cãi lộn hay ẩu đả vì được coi là điềm xui của gia đình.
Nghi lễ nhập trạch lấy ngày là nghi lễ quan trọng chứ không phải chỉ là hình thức bề ngoài cho có nên gia chủ cần lưu tâm tổ chức thật trang nghiêm, kính cẩn. Ngoài ra, gia chủ cũng cần ngủ 1 đêm ở nhà mới để nhà có hơi người, tránh sự trống trải.
Lưu ý khi cúng nhập trạch, về nhà mớiLưu ý khi cúng nhập trạch, về nhà mới
Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn những thông tin cần thiết về thủ tục cúng nhập trạch chuyển nhà. Hy vọng đã có thể giúp bạn hiểu hơn về nghi lễ truyền thống này.

Văn khấn nhập trạch nhà mới

Văn khấn nhập trạch về nhà mới là một khâu nghi lễ quan trọng khi xây một căn nhà. Gia chủ làm nhà cần hết sức chú ý để đọc văn khấn nhập trạch sao cho đúng. Và nội dung văn khấn nhập trạch phải như thế nào mới thể hiện được sự thành tâm của gia chủ cầu mong tổ tiên, thần linh chứng giám?

1.1. Văn khấn nhập trạch nhà mới là gì?

Văn hóa cúng bái, thắp nhang đèn là văn hóa truyền thống lâu đời, tốt đẹp của người dân Việt Nam ta. Lễ nhập trạch nhà mới gia chủ cần chuẩn bị một bài văn khấn nhập trạch theo đúng phong tục. Thông thường, bài văn khấn nhập trạch sẽ bao gồm 2 phần đó là: văn khấn thần linh xin nhập trạch và văn khấn gia tiên xin nhập trạch

Tuy nhiên, quãng thời gian xây nhà mới có rất nhiều việc cần phải làm nên không phải bất cứ gia đình nào cũng có đủ thời gian để chuẩn bị một bài văn khấn nhập trạch hoàn chỉnh. Và cũng không biết chính xác tên các vị thần hay các thành văn chuẩn mực dẫn đến lúc đọc mới không tự tin, quên trước quên sau và cuối cùng làm buổi lễ bị ảnh hưởng bởi bài văn khấn.

1.2. Tại sao văn khấn nhập trạch lại quan trọng?

  • Thứ nhất, quan niệm dân gian cho rằng những nghi lễ vào nhà mới tương đương với việc đăng ký hộ khẩu thường trú với thần linh và thổ địa của mảnh đất, ngôi nhà đó. Vậy nên, nội dung bài văn khấn nhập trạch đồng nghĩa như cuốn đăng ký hộ khẩu với cơ quan chức năng của chúng ta vậy
  • Thứ hai, việc xây nhà hay kể cả mua nhà là một trong những việc quan trọng nhất đời người nên tổ chức một lễ cúng đơn giản mà trang trọng là việc làm khôn ngoan, và về sau cũng giúp gia chủ cảm thấy an tâm hơn về mặt tinh thần
  • Người ta thường có câu “an cư, lập nghiệp” nên khi đã an yên tinh thần, có nhà đầy đủ thì mới yên tâm mà làm ăn, từ đó công việc cũng thuận lợi hơn

1.3. Cần thực hiện những nghi lễ nào khi dọn vào nhà mới?

  • Gia chủ cần phải tuân theo những nghi lễ truyền thống khi dọn vào nhà mới
  • Gia chủ nhất định phải chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới
  • Đồ đạc trong nhà phải do chính tay người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến từ nhà cũ sang nhà mới
  • Gia chủ cũng phải tự tay cầm bài vị Gia Thần, Tổ Tiên đến nhà mới.
  • Nên nhớ buổi sáng là thời gian tốt nhất để chuyển đến nhà mới, cần tránh lúc mặt trời lặn hay vào buổi tối
  • Khi đến nhà mới, vật đầu tiên cần mang vào là cái chiếu (hoặc đệm) đang sử dụng ở nhà cũ, sau đó phải là bếp (bếp lửa, bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện chỉ có tinh mà không có tướng (tức là có nhiệt nhưng không có lửa), sau đó là chổi quét nhà, gạo, nước lễ vật để cúng Thần Linh để xin phép nhập trạch sau đó mới tiếp tục xin Thần Linh để được rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để gia đình thờ phụng

Gia chủ nên lưu ý, lễ vật cần phải đặt lên bàn hoặc mâm và kê vào chỗ có hướng đẹp, tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang. Sau đó thì khấn lễ. Gia chủ cần chuẩn bị một bếp nấu để đun nước sôi và khấn Thần Linh với 3 nội dung lần lượt như sau:

  • Xin nhập trạch vào nhà mới
  • Xin lập bát nhang để thờ Thần Linh
  • Xin phép Thần Linh để rước vong linh Gia Tiên về nơi ở mới để thờ phụng

Lưu ý khi đun nước sôi: Để nước sôi lâu 5-10 phút, càng lâu hơn nữa càng tốt. Vì lúc này, đun nước với mục đích là để khai bếp và pha trà dâng Thần Linh, Gia Tiên. Nếu có khách có thể dùng nước này để pha trà mời khách.

  • Nếu gia chủ chỉ chọn một ngày tốt để nhập trạch mà chưa dọn vào ở ngay thì buộc gia chủ phải ở lại ngủ một đêm tại nhà mới.
  • Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ cần làm lễ cáo yết Gia Tiên rồi sau đó mới tiến hành dọn dẹp đồ đạc trong nhà mới.
  • Dọn dẹp đồ đạc xong, nếu muốn cầu bình an, toàn bộ người trong gia phả phải tổ chức lễ bái tạ Tổ Tiên và Thần Phật

2. Chọn ngày giờ và lễ vật cho lễ cúng nhập trạch

Những lưu ý khi thực hiện nghi lễ không thể thiếu văn khấn nhập trạch

2.1. Chọn ngày giờ phù hợp với lễ cúng nhập trạch

Có thể chọn ngày giờ cho lễ cúng nhập trạch theo 3 cách như sau:

  • Chọn theo giờ Hoàng đạo, đây được xem là khung giờ trời đất giao thoa
  • Chọn theo tuổi gia chủ
  • Chọn theo hướng nhà, là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất. Gia chủ cần phải mời các thầy phong thủy để xem đúng hướng nhà và tuổi của mình

2.2. Chọn lễ vật

  • Mâm ngũ quả:Chọn 5 loại quả tươi và đẹp nhất để bày lên bàn thờ. Có nhiều loại quả để ta chọn tùy theo vùng miền của từng gia đình
  • Mâm hương hoa: Nhang, 1 cặp đèn cầy đỏ, 3 miếng trầu cau, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo, 3 hũ đựng muối gạo và nước trộn lẫn, hoa tươi
  • Mâm rượu thịt: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc, gà luộc nguyên con, 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc

3. Mẫu bài văn khấn nhập trạch

3.1. Mẫu văn khấn nhập trạch nhà mới xây

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Kính mong các ngài vị Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay ngày lành tháng tốt là ngày… tháng… năm… Âm lịch.

Tín chủ con là:…

Ngụ tại:…

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ trang nghiêm kính cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị Tôn Thần kính cẩn tâu trình:

Các ngài Thần Linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị Minh Thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người sẽ luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy các vị bề trên, thương xót, phù trì bảo hộ.

Tín chủ sẽ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa xanh tươi không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cấn cáo!

3.2. Văn khấn nhập trạch cho nhà mới thuê

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Tiên nội ngoại họ…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Gia đình và các thành viên chúng con mới dọn đến đây là:…

Chúng con thành tâm sắm lễ trang nghiêm, với các lễ quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, các vị Thần Thánh, ông bà cha mẹ, chúng con đã chuyển đến ngôi nhà mới.

Cúi xin các các ngài các cụ, ông bà cùng nội ngoại họ… thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đạo hưng thịnh, bình an mạnh khoẻ. Chúng con nghiêm nghị lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

3.3. Văn khấn nhập trạch mượn tuổi làm nhà

Văn khấn nhập trach

Mượn tuổi làm nhà có thể hiểu đó là chủ nhà muốn xây dựng hay sửa sang lại nhà nhưng khi xem tuổi làm lại không hợp tuổi. Vậy nên lúc này, gia chủ có thể mượn tuổi làm nhà, mượn của anh em trong nhà (tức là máu mủ ruột thịt với chủ nhà) đứng ra làm lễ. Văn khấn mượn tuổi làm nhà lúc này phải do người được mượn tuổi khấn:

Nam mô A di Đà Phật

Nam mô A di Đà Phật

Nam mô A di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Quan Đương niên. – Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Con là:……………. Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. , con thành tâm sắm lễ.Hôm nay con khởi tạo xây nhà ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ. Con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật

Nam mô A di Đà Phật

Nam mô A di Đà Phật

4. Trấn trạch là gì? Những điều cần biết về trấn trạch nhà và bùa trấn trạch

Bùa trấn trạch có tại mỗi nhà ở Việt Nam

4.1. Trấn trạch là gì?

Trấn trạch là một thủ tục không thể thiếu khi xây nhà mới, tuy “trấn trạch” là từ nghe có vẻ mới lạ nhưng thực chất đó là tên gọi cho thủ tục xây nhà mới, để cho căn nhà mới xây được ổn định. Như vậy thì trấn trạch có nghĩa là canh giữ nhà cửa. Mục đích của thủ tục này là giúp việc xây nhà mới được thuận lợi, tránh được tà khí, vong hồn xấu để cả gia chủ và gia đình được thuận lợi, bình an, làm ăn phát đạt, yên ổn

4.2. Khi nào cần làm trấn trạch?

4.2.1. Trấn trạch nhà mới

Trấn trạch nhà mới cần làm để tránh những năng lượng xấu, tà khí không tốt lành. Mục đích chính của trấn trạch nhà mới là tái tạo cho ngôi nhà một năng lượng mới, xua tan tà khí, cầu bình an cho ngôi nhà và người thân trong gia đình, cầu an cư lạc nghiệp

4.2.2. Khi xung quanh ngôi nhà có nhiều âm khí

Có thể ngôi nhà mới của bạn ở gần khu nghĩa địa hoặc một chiến trường xưa, mộ tập thể,…nên bạn cũng cần làm trấn trạch để ngăn cản sự thâm nhập của âm khí, tà khí có khả năng phá chủ nhà.

4.2.3. Long mạch tổn thương

Long mạch tổn thương là điều rất xấu ảnh hưởng đến việc làm ăn, sức khỏe, nội bộ lục đục…của cả gia đình gia chủ. Khi này, gia chủ cũng nên làm trấn trạch để hóa giải những điều xấu

5. Những biện pháp trấn trạch bạn cần phải biết

5.1. Dùng bùa trấn trạch

Bùa trấn trạch là loại bùa được xin từ các pháp sư giỏi, có tiếng. Bùa sau khi vẽ xong sẽ được pháp sư đó bái lạy và trình bày rõ ràng cần xin vị thần nào, trấn trạch cho nhà nào và gia chủ là ai

5.2. Dùng linh vật hoặc vật phẩm phong thủy

Các loại linh vật thường được sử dụng vào việc trấn trạch nhà mới: rồng, rùa đầu rồng, sư tử, hồ lô, gương bát quái, tỳ hưu, 8 vật phú quý và cả đất ngũ linh.

Đất Ngũ Linh – niềm tự hào của Ngũ Linh Thiên Phúc

Đất ngũ linh là vật phẩm phong thuỷ được sử dụng trong nhiều nghi lễ phong thuỷ truyền thống: cải cát, trấn trạch, hợp long,.. Với công dụng đặc biệt, đất ngũ linh luôn được các thầy sử dụng để tăng hiệu quả nghi lễ, giúp nghi lễ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi

Cùng chuyên mục