Văn Khấn Khoán Con Vào Chùa Đền | Cách Sắm Lễ Chuộc Con
Văn Khấn Khoán Con Vào Chùa Đền | Cách Sắm Lễ Chuộc Con.
Văn khấn “Bán con vào chùa” và “Chuộc con ra chùa” là những nghi lễ tâm linh của người Việt, thường được thực hiện khi gia đình muốn gửi gắm con cái vào sự bảo hộ của các vị chư Phật, Bồ Tát, và thần linh tại chùa. Những nghi lễ này thường có ý nghĩa cầu mong sức khỏe, bình an, và may mắn cho đứa trẻ. Khi thực hiện lễ, cha mẹ mang con đến chùa, khấn cầu và dâng lễ vật, nhờ chư Phật bảo hộ, và có thể làm lễ chuộc con ra chùa khi con đã lớn hoặc khi gia đình không còn mong muốn thực hiện nghi lễ này.
1. Văn khấn bán con vào chùa
Bài khấn này thường được cha mẹ đọc khi mang lễ vật và đứa trẻ đến chùa để gửi gắm con vào sự bảo trợ của Đức Phật và Bồ Tát.
“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con tên là… (họ tên cha/mẹ), sinh ngày… (ngày sinh của cha/mẹ), ngụ tại… (địa chỉ).
Chúng con xin kính lạy Đức Phật, kính lạy Chư Phật Mười Phương, kính lạy Bồ Tát Quan Thế Âm, cùng các vị chư Phật Bồ Tát tại chùa… (tên chùa), nơi chúng con đang có mặt hôm nay.
Con xin được mang bé… (tên con), sinh ngày… (ngày sinh của bé) đến đây với lòng thành kính xin chư Phật bảo hộ cho bé được sức khỏe, bình an, ngoan ngoãn, và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình và sự bảo trợ của các vị Phật Bồ Tát.
Hôm nay, chúng con xin bán con là… (tên con) vào chùa với lòng thành kính dâng lễ, cầu mong sự che chở, hộ trì của chư Phật, xin cho cháu mọi điều tốt lành, bình an, may mắn, và sức khỏe.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”
2. Văn khấn chuộc con ra chùa
Khi gia đình mong muốn chuộc con về từ chùa, thường là khi đứa trẻ đã lớn hoặc khi gia đình có ý định khác, họ thực hiện nghi lễ chuộc con ra chùa. Bài khấn có nội dung xin phép chư Phật, Bồ Tát và các thần linh tại chùa cho phép đón con về dưới sự chăm sóc hoàn toàn của gia đình.
“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con tên là… (họ tên cha/mẹ), sinh ngày… (ngày sinh của cha/mẹ), ngụ tại… (địa chỉ).
Chúng con xin kính lạy Đức Phật, kính lạy Chư Phật Mười Phương, kính lạy Bồ Tát Quan Thế Âm, cùng các vị chư Phật Bồ Tát tại chùa… (tên chùa).
Trước đây, chúng con đã thành tâm bán con là… (tên con) vào chùa để nhờ sự bảo hộ và che chở của chư Phật. Nay gia đình xin làm lễ chuộc con là… (tên con) về để được chăm sóc và dạy dỗ tại gia đình.
Chúng con xin các chư Phật Bồ Tát chứng minh và cho phép chúng con được chuộc con về trong sự bình an, mong cháu luôn được mạnh khỏe, ngoan ngoãn và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”
Lưu ý khi thực hiện nghi lễ bán con vào chùa và chuộc con ra chùa
- Chuẩn bị lễ vật: Lễ vật thường bao gồm hương, hoa, quả tươi, bánh kẹo, xôi, nước, và có thể thêm các lễ vật khác tùy vào phong tục địa phương và yêu cầu của chùa.
- Thời điểm thực hiện: Các nghi lễ này nên được tiến hành vào ngày rằm, mùng một hoặc các ngày đặc biệt của Phật giáo, hoặc vào ngày được thầy trụ trì hoặc sư thầy tại chùa chỉ dẫn.
- Tâm thành kính: Khi thực hiện nghi lễ, người làm lễ cần giữ lòng thành kính, trang phục chỉnh tề, thái độ nghiêm trang.
- Hỏi ý kiến chùa: Trước khi thực hiện các nghi lễ này, nên hỏi ý kiến của sư thầy hoặc trụ trì để đảm bảo mọi bước được thực hiện đúng cách và phù hợp với tín ngưỡng nhà chùa.
Nghi lễ bán con vào chùa và chuộc con ra chùa là một nghi thức truyền thống mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, được thực hiện để cầu mong sự an lành và hạnh phúc cho con cái, đồng thời thể hiện lòng thành kính của gia đình đối với chư Phật và các vị Bồ Tát.
Văn khấn bán khoán con vào chùa
Lễ bán khoán là lễ cầu xin chư vị Phật Thánh nhận trẻ nhỏ làm con bán và phù hộ cho chúng được khỏe mạnh, thông minh đến tuổi trưởng thành. Trẻ nhỏ từ khi mới sinh đến tuổi trưởng thành phải nhờ sự nuôi dưỡng, dạy dỗ chăm sóc của cha mẹ. Thông thường làm lễ bán khoán cho đến tuổi 13 (hết 1 giáp) hoặc bán cho đến trọn đời.
![]() |
Sau khi sắm lễ (theo sự hướng dẫn) làm lễ xong gia đình (mại chủ) nhận được và giữ một tờ khoán (vải hoặc giấy đều được) cho đến khi làm lễ chuộc lại (lễ bán khoán ở ban thờ đức Chúa).
Văn khấn bán khoán con vào chùa đúng chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Cung duy:
Túc mại chủ … cử tấu:
Văn khấn vào những ngày tuần hết :
Tham khảo những bài viết liên quan đến việc bán khoán con vào chùa để chủ động đưa ra quyết định phù hợp:
Em có đứa cháu, mới sinh được mấy tháng, các bà các mẹ đến chơi ai cũng khen kháu khỉnh. Chỉ riêng mẹ nó than phiền hay khóc, hay ốm vặt, khó nuôi, khó chiều. Thế là các bà, các mẹ, thi nhau: “Bán khoán, bán khoán” bán đi là dễ nuôi ngay”
Người thì bàn: bán cho Đức Ông – Ngài là đại phú, tu theo Phật nên từ bi, lại giàu có.
Người thì bàn: bán cho Đức Thánh Trần – Ngài oai phong lẫm liệt, 3 lần đánh tan đội quân Hùng mạnh nhất thế giới. Ngài có mấy chục đệ tử, rồi vợ, con trai – con gái tất cả đều có đền thờ riêng rất oai linh bởi bình hùng tướng mạnh. Bán cho Ngài thì không có ma, quỷ, thánh, thần nào dám trêu ghẹo.
Người thì bàn: Bán khoán cho Mẫu, Mẫu từ bi, tính thương người, cháu sẽ được chăm sóc, tận tình chu đáo, mạnh khỏe. Oai linh Mẫu từ trên Thiên giáng trần, tu hạnh giúp đỡ dân lành, kẻ nào dám coi thường, con nuôi của Mẫu.
Ai cũng cho mình đúng, ai cũng cho mình có lý, giới thiệu, thầy này có tâm, cô đồng kia có đức, thánh cho ăn lộc, cãi nhau um cả lên, làm thằng bé sợ quá khóc như có ai cào, cấu, cắn xé, tí ngất.
Bác cả liền gọi em về họp họ, rồi giao nhiệm vụ:
– Chú công tác trên huyện, giao du với nhiều bậc anh minh, trí thức tài cao học rộng. Chú phải tìm hiểu ngay việc BÁN KHOÁN thế nào về báo cáo để họ nhà mình chăm lo cho đích tôn khỏe mạnh, an lành sau này còn hương hỏa cho tổ tiên và cho cả tôi với chú nữa, sắp ăn gà cả con – chuối cả nải đến nơi rồi.
Chết tiệt. Trên huyện người ta cao quý, không làm cái việc mất vệ sinh là đi thông cống, thu gom rác thải, quét đường dọn chợ thì em có việc làm, chứ công tác công tộ gì. Anh minh, trí thức ai thèm quan hệ với mình cho mất phẩm giá, hạ đẳng cấp của họ đi. Dưng mà, em chẳng dám cãi lời bác trưởng họ.
Đang nằm vắt chân chữ ngũ nghĩ mưu thì mụ vợ ở đâu về quát ầm lên:
– Cả tuần mới về được một hôm, không giúp vợ cọ cái chuồng lợn, gánh phân ra đồng ủ cho nó hoai nó mục ra để đến mùa còn bón cho cây lại nằm đấy định làm thơ à?
Em phải thú thực với vợ nhiệm vụ mà bác cả giao về chuyện “Bán khoán, bán con, bán cháu” mà chưa biết thực hiện thế nào. Mụ lẩm bẩm một lúc rồi thọc tay vào trong quần móc móc từ trong chỗ hiểm, lấy ra đưa cho em mấy tờ 2.000:
– Đây cầm lấy, ra lê la chỗ lão bán trè chén đầu làng ấy. Biết đâu nghe hỏi được cái gì. Trên trời, dưới biển, đông, tây, kim cổ, đàn bà đau bím, lở L. … đàn ông thiếu tinh trùng, yếu sinh lý, viêm tai, điếc, lổ … lão ấy đều biết cả đấy.
Có lý. Thế là em Không phải gánh phân, dọn C. cho mụ vợ rồi.
Sau khi:
Vung que đóm như Triệu Tử vung đao,
Phả khói thuốc lão như rồng bay phượng múa.
Em mới thỏ thẻ hỏi lão:
– Bác nghĩ thế nào về phong trào bán khoán con, cháu lên chùa, lên đền rầm rộ khắp nơi?
Lão tỷ em thế này:
– Chú là người có ăn có học nhất làng, lại đi đây đi đó, ngao du thiên hạ. Công tác mãi trên huyện lại có bình bịch. Mỗi khi về làng, nhả khói lam mờ khoe mẽ, mỗi khi lướt qua mấy con mụ sồn sồn. Vậy mà quê mùa, lạc hậu bằng mấy thằng nhà quê chúng tôi. …
Sau khi mắng mỏ, chê bai em chán chê, lão mới thủng thẳng nói:
– Chuyện là thế này: Ngày trước làng mình có đứa nào sinh ngày mùng 1, ngày rằm hay con cầu tự mà hay quấy khóc, ốm vặt khó nuôi. Người ta nói rằng đó là con Thánh, con Mẫu, con nhà Ngài … nó không chịu ở dưới trần này, quấy khóc đòi về hoặc muốn ốm, muốn chết để thăng về trời cho nhanh. Nên người ta làm cái lễ trả cho Đức Ông nếu là con Phật, Trả cho Đức Thánh Trần, nếu là con quan nhà Trời hay trả cho Tam tòa Thánh Mẫu nếu là con Mẫu. Mục đích để các Ngài nuôi dậy chăm nom, lấy vía của các Ngài cho đỡ quấy khóc, ốm đau, ma trêu, quỷ quấy, vong hồn chọc ghẹo … Lâu dần biến tướng thế nào thành “BÁN KHOÁN”.
Đấy chú xem, lên lễ phải mua hoa quả, xôi, gà, tiền, vàng, sính lễ đầy đủ … Được xu chó nào mà chúng nó gọi là “Bán”, mà “Bán” thì phải được tiền được bạc, hay được gì đấy chứ. Cái lũ thầy, bà, đồng cô, bóng cậu … cái gì chúng nó cũng xui người ta cúng, lễ. Mục đích chỉ là để chúng nó kiếm tí xôi oản, tý tiền giọt dầu. Nhiều khi cũng vì chúng quá ngu dốt, thiếu hiểu biết. Mấy bà, mấy mẹ, cậy già cậy là bô lão cũng phán như thánh sống, thực ra có hiểu biết gì đâu. Cả cái làng này, có dạo cũng đua nhau bán con, bán cháu vào chùa, vào đền. Đến khi chúng 12 – 13 tuổi là tuổi phải chuộc về. Thấy khó bảo, chúng nó lại xui bán cả đời để các Ngài chăm sóc bảo ban.
Trẻ con đến tuổi ấy, tâm sinh lý nó thay đổi, qua tuổi rồi lại thuần, đâu vào đấy. Người có tri thức, có học ai chẳng biết điều này. Kết quả là có thấy mấy đứa bị xui bán cả đời. Bây giờ sinh ra ngỗ ngược, khó bảo như con nhà mất dạy. Có thằng chửi cha, mắng mẹ hạch họe tiền chơi điện tử, tiền rượu, tiền cờ bạc làm tan nát cả nhà. Mấy đứa thầy lại phán: Con nhà Ngài nó thế hay cha mẹ không tín, không thành tâm, không chịu khó cúng lễ … Kiểu gì chúng cũng nói được như người nhân từ, hiểu biết. Đổi tiếng ác, tiếng xấu cho người người nuôi chúng ăn bằng tiền thuê cúng lễ, tiền giọt dầu, tiền công đức …
Lão kể có mấy cách lý giải:
– Bán khoán có thể hiểu là, giao khoán cho các Ngài nuôi dậy.
1 – Ô! Thế ra Các Ngài là người trông con thuê cho chúng mày à? Lũy này láo thật! ông chưa vật chết là may đấy!
2 – Khi các cụ tổ tiên, bà cô tổ, đức thánh tổ thấy mình bán con, cháu cho các Ngài rồi. Không biết đúng, sai thế nào nên cũng không dám đi theo bảo vệ, phù hộ, độ trì cho con cháu mình nữa. Sợ không đúng ý muốn cách dạy dỗ riêng của các Ngài. Các Ngài thì không hơi sức đâu mà nhận nuôi, nhận phù hộ. Thế là đứa bé lạc lõng, không người che chở, giáo dục, dạy bảo sinh ra hư đốn, khó bảo là vì thế.
Tôi băn khoăn:
– Thế những người trót bán con vào đền, vào chùa thì có cách gì cứu giúp không bác? Tội cho gia đình nhà người ta quá!
Lão tư lự rất lâu, rồi nói:
– Điều này có thể, làm cho cái lũ thầy mất miếng ăn mà sinh ra thù ghét, làm anh phân vân.
Lão hít một hơi thật sâu, ưỡn ngực, lấy can đảm, thở đánh ào ra một cái.
– Bây giờ đã trót thuê chúng nó, bán con, bán cháu rồi thì làm lễ chuộc ngay về càng sớm càng tốt. Sau khi chuộc về thì làm “LỄ TRÌNH TỔ” để từ nay các cụ tổ tiên hai bên nội, ngoại, đức thánh tổ, bà cô tổ, vuốt ve, che chở, phù hộ, độ trì cho con, cháu.
Lão nói:
– Lễ cũng đơn giản thôi: Hoa 5 màu, quả 7 loại, bánh, kẹo, trầu, cau, trà, thuốc lá. Nếu chùa thì thì bày ban Tam bảo. Nếu ĐỀN thì bầy ban Công đồng nhưng có thể thêm xôi, gà hoặc bánh trưng, khoanh giò gọi là lễ mặn và thêm nhiều tiền vàng. Thắp hương, thành tâm cầu khấn xin các Ngài cho đón con, cháu về rồi hóa vàng là được. Có hai điều quan trọng là không được để lộ cho nhà chùa hay bà, cô, cậu gì đó có tên đệm là “THẦY …” được biết mình vào lễ gì. Chúng hỏi thì trả lời đơn giản là đến lễ Phật, lễ Mẫu gì đó vì tự nhiên thích hoặc mơ thấy Ngài gọi đến dâng lễ. Nếu chúng lễ hộ thì kệ chúng. Mình có thể khấn thầm lễ trước hoặc sau khi chúng khấn hộ đều được (đừng để lộ chúng biết mà khốn nạn)
Điều 2 có thể đến bất cứ chùa nào hoặc đền nào chuộc cũng được. Không nhất thiết phải đến ngôi chùa, đền trước mình đã bán. Và phải lễ, hóa vàng trước 11h hoặc sau 13h.
BÀI KHẤN TẠI CHÙA CHUỘC CON.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Con xin Kính lạy đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan Nam Tào Bắc Đẩu, Tứ Đại Thiên Vương, Thiên Long Hộ Pháp.
Con xin Kính lạy Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.
Con xin Kính lạy Đức Hoàng Thiên Quốc Mẫu, Mộc Công Thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.
Con xin Kính lạy Đức phật A Di Đà, Dược sư lưu ly, Quang Như Lai Phật – con xin kính lậy đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin Kính lậy Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề Quan Thế Âm bồ tát. Con xin Kính lậy Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.
Con xin Kính lậy các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.
Con xin Kính lậy Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long Thiên Thánh Chúng vị tiền.
Con xin Kính lậy các vị Tiên Thiên, Tiên thánh, Tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, Các hồn thiêng sông núi.
Con xin Kính lậy các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công muôn vàn chư vị thần linh đang cai quản tại nơi này.
Trước đây, vợ chồng con có nhờ thầy bán khoán cháu …. Họ, tên, tuổi …. Địa chỉ tại số nhà ….
cho Đức Ông hay cho Mẫu, hay cho Đức Thánh Trần nuôi dậy.
Nay chúng con có chút lễ mọn, lòng thành, dâng lên các ngài, các cung các cõi linh thiêng. Xin được tạ ơn các ngài đã nuôi dưỡng, chăm sóc cháu từ đó đến này.
Nay xin phép cho vợ chồng chúng con được chuộc cháu (Họ, tên, tuổi …. Địa chỉ tại số nhà ….) về để vợ chồng chúng con nuôi dậy, chăm sóc cháu. Gia tiên, tiền tổ dòng họ … của cháu vuốt ve, che chở, phù hộ độ trì cho cháu.
Chúng con xin được thành kính, đa tạ công ơn của các ngài.
Nam mô a di đà phật.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật.
Nếu ngày trước chúng đưa cho cái gì bảo cất đi hay đặt lên ban thờ thì mang tất cả những thứ đó đến, lặng lẽ hóa cùng tiền vàng là xong.
Để nguyên mâm lễ, không mang bất cứ thừ gì về. Thầy gọi lại thì nhờ thầy tán lộc cho con.
Lão cao giọng:
– Riêng nhà anh thì không bán, cháu nào trót bán anh bắt tự đi khấn lễ chuộc về ngay. Chỉ có tổ tiên mới yêu thương con cháu nhà mình. Anh hỏi thật các chú: Nếu quan đầu tỉnh hay tể tướng nhận nuôi, có gia đình nào dám rời xa con, giao con cho các Ngài nuôi dạy không. Đằng này lại đi nghe lũ dở người, bán linh hồn con, cháu cho mấy bức tượng vu vơ. Chẳng biết có Đức Ông, Thánh, Mẫu nào không, hay toàn ma quỷ ẩn nấp trong đó.
Đôi khi em thấy Lão Nhà Quê quê mùa, thất học này nói cũng rất có lý. Thế là em có bài học để báo cáo bác trưởng họ nhà em rồi. Nghe thế nào, tin hay không, để bác ấy tự quyết các bác ạ!
Kính chào các bác!!!