Trang chủ / Ngoại Thất Sân Vườn / Sắm Lễ Trước Khi Bốc Mộ | Lễ Sau Khi Tạ Mộ Chuẩn Nhất

Sắm Lễ Trước Khi Bốc Mộ | Lễ Sau Khi Tạ Mộ Chuẩn Nhất

Sắm Lễ Trước Khi Bốc Mộ | Lễ Sau Khi Tạ Mộ Chuẩn Nhất

Sắm Lễ Trước Khi Bốc Mộ | Lễ Sau Khi Tạ Mộ Chuẩn Nhất.

Bốc Mộ: Lý Do, Chuẩn Bị và Thực Hiện

I. Lý Do Cần Phải Bốc Mộ Là Gì?

Bốc mộ là một nghi thức quan trọng trong văn hóa Việt Nam, được thực hiện vì những lý do sau:

  • Di Dời Mộ Đến Địa Điểm Khác: Có thể do yêu cầu của gia đình hoặc quy hoạch đất đai, cần di dời mộ đến vị trí khác.
  • Bảo Quản và Cải Tạo Mộ: Để bảo vệ linh hồn và đảm bảo mộ luôn trong tình trạng tốt, gia đình cần thực hiện bốc mộ để cải tạo lại.
  • Cầu An và Phúc Lộc: Bốc mộ được thực hiện với hy vọng linh hồn sẽ được an nghỉ và gia đình sẽ gặp may mắn, tài lộc hơn.

II. Bốc Mộ Cần Chuẩn Bị Những Gì?

1. Những Đồ Vật Cần Chuẩn Bị Trước Khi Bốc Mộ

  • 1.1. Quách:
    • Quách là hòm đựng hài cốt, cần được chuẩn bị chắc chắn, thường được làm bằng gỗ hoặc kim loại.
  • 1.2. Tiểu:
    • Tiểu là chiếc hòm nhỏ hơn dùng để đựng hài cốt, thường được làm bằng gỗ, có kích thước phù hợp với hài cốt của người đã khuất.
  • 1.3. Giấy Tráng Kim:
    • Giấy này thường được sử dụng để bọc quách hoặc tiểu nhằm bảo vệ và mang lại tài lộc cho linh hồn.

2. Chọn Thời Gian Để Bốc Mộ

  • Nên chọn thời gian vào ngày đẹp, tháng tốt theo phong thủy để đảm bảo việc bốc mộ diễn ra suôn sẻ và mang lại phúc lộc cho gia đình.

3. Cách Chọn Đất Để Đặt Mộ

  • Đất đặt mộ cần chọn nơi có phong thủy tốt, tránh những vùng đất xấu hoặc có nhiều âm khí. Nên tham khảo ý kiến của thầy phong thủy để có sự lựa chọn chính xác.

4. Thủ Tục Xin Phép Bốc Mộ

  • 4.1. Các Lễ Vật Cúng Bốc Mộ:
    • Chuẩn bị lễ vật gồm hoa tươi, trái cây, thịt (thường là gà), xôi và rượu.
  • 4.2. Văn Khấn Bốc Mộ:
less
Kính ly:
- Đức Thn Linh cai qun nơi này
- Các vttiên

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., con là [tên gia chủ], thành tâm dâng lvt để xin phép bc mca [tên người đã khuất]. Kính mong các ngài chng giám cho lòng thành ca con, phù hcho linh hn được an nghvà gia đình con luôn được bình an. Con xin chân thành cm ơn!

5. Lễ Tạ Mộ

  • Sau khi bốc mộ, gia đình cần thực hiện lễ tạ để cảm ơn các vị thần linh và tổ tiên đã phù hộ trong suốt quá trình thực hiện.

III. Các Bước Thực Hiện Bốc Mộ

  1. Thực Hiện Lễ Cúng:
    • Đọc văn khấn và dâng lễ vật tại phần mộ.
  2. Tiến Hành Bốc Mộ:
    • Cẩn thận mở quách hoặc tiểu để lấy hài cốt ra.
  3. Đặt Hài Cốt Vào Quách Mới:
    • Sau khi bốc, đặt hài cốt vào quách mới đã chuẩn bị sẵn.
  4. Thực Hiện Lễ Tạ:
    • Cảm ơn các vị thần linh và tổ tiên sau khi hoàn tất quá trình bốc mộ.

IV. Những Điều Kiêng Kỵ Khi Bốc Mộ

  • Không Bốc Mộ Vào Ngày Xấu: Nên tránh các ngày xung khắc với tuổi của gia chủ.
  • Tránh Để Nghe Tiếng Gió Hay Tiếng Động Lạ: Trong quá trình bốc mộ, cần giữ không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
  • Không Để Quá Nhiều Người Tại Địa Điểm Bốc Mộ: Nên hạn chế số người tham gia để giữ không khí trang nghiêm.

V. Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Bốc Mộ

  • Giữ Thái Độ Thành Kính: Trong suốt quá trình bốc mộ, cần giữ thái độ trang nghiêm và tôn kính đối với người đã khuất.
  • Chuẩn Bị Kỹ Lưỡng: Tất cả các lễ vật và đồ dùng cần chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu.
  • Tham Khảo Ý Kiến Chuyên Gia: Nếu không chắc chắn về cách thực hiện, nên tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm hoặc chuyên gia phong thủy.

Nghi lễ tạ mộ trước Tết Nguyên Đán thể hiện sự tưởng nhớ đến gia tiên, ông bà và người thân của những người còn sống. Vậy lễ tạ mộ cuối năm mời người thân, ông bà tổ tiên về ăn Tết cần chuẩn bị gì? Có điều gì cần đặc biệt chú ý về việc sắm lễ, chuẩn bị bài văn khấn, ai nên đi tạ mộ, ai không nên đi, kiêng kỵ điều gì… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao cần tiến hành nghi lễ tạ mộ cuối năm?

Người Việt từ xưa có câu “Sống cái nhà, chết cái mồ”. Người Việt coi trọng mộ phần, coi đây là nhà của người đã khuất.

Cứ mỗi khi năm hết Tết đến, người ta cần sửa sang, quét dọn nhà cửa cho khang trang đẹp đẽ để đón Tết, thì đối với mộ phần của người thân cũng cần được sửa sang như vậy. Vì thế, các gia đình thường duy trì tục lệ đi tạ mộ cuối năm.

Ý nghĩa lễ tạ mộ cuối năm là nhớ ơn tổ tiên, mời người thân đã khuất về ăn Tết. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường cố gắng trở về cố hương vào dịp này để tạ mộ, sum họp với gia đình.

Đây cũng là cách để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần suốt thời gian qua đã chiếu cố cho người thân của mình. Việc này tương tự như con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi nhà đang sống dịp cuối năm.

Theo quan niệm dân gian, sở dĩ có lễ tạ mộ vào dịp cuối năm không chỉ đơn giản là cúng lễ tạ “các cụ” nhà mình, mà nên hiểu đủ là tạ ơn phật thánh, quan thần linh bản địa, chư vị tôn thần… đã cho các cụ nương nhờ mảnh đất đó. Nhờ vậy các cụ mới dễ dàng “đi về” mà phù hộ cho con cháu sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.

Người Việt ta có tín ngưỡng tâm linh, tin tưởng sâu sắc vào mối liên kết đặc biệt giữa 2 phần Âm – Dương. “Âm siêu, Dương thái”, nếu như chăm sóc tốt phần Âm thì sẽ được ông bà tổ tiên phù hộ, còn nếu bỏ bê thờ cúng chăm sóc mộ phần thì người cõi trần có thể phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khi không được tổ tiên che chở.

Tạ mộ ông bà tổ tiên tại Công viên Tưởng Niệm Thiên Đức – Phú Thọ

Tạ mộ ông bà tổ tiên tại Công viên Tưởng Niệm Thiên Đức – Phú Thọ

2. Lễ tạ mộ cuối năm và lễ tảo mộ cuối năm có khác nhau không?

Nghi lễ tạ mộ và tảo mộ cuối năm là 2 lễ hoàn toàn khác nhau về thời gian thực hiện cũng như ý nghĩa.

– Theo nghĩa đen, “tảo mộ” tức là quét dọn, tu sửa cho ngôi mộ, còn “tạ mộ” thì là làm lễ tạ ơn chư vị thần linh cùng vong linh người đã khuất.

– Về thời gian thực hiện: Lễ tạ mộ dịp cuối năm thường được tiến hành vào thời điểm cuối năm, trong những ngày giáp Tết, thường là từ ngày 20 hoặc 23 đến ngày 30 tháng Chạp. Còn tảo mộ được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức là vào thời điểm đầu năm, hay còn gọi là Tết Thanh Minh.

– Xét về ý nghĩa: Tạ mộ cuối năm là khi các gia đình ra mộ tổ tiên, người thân đã khuất của mình để lễ tạ Thổ thần, đắp đất, sang sửa mộ phần, dâng lễ mời vong linh gia tiên về cùng con cháu sum vầy ngày Tết, đón năm mới sắp sang.

Còn lễ tảo mộ đầu năm thì vào tiết Thanh Minh, khi còn là đầu xuân năm mới, con cháu sẽ ra mộ phần gia tiên, người thân đã khuất để sửa sang mồ mả, đắp đất trồng hoa, nhổ bỏ cỏ dại, quét vôi…

Tuy nhiên, giữa 2 nghi thức này cũng có điểm chung, mang nét đẹp văn hóa tâm linh người Việt. Đó đều là dịp để người sống nhớ ơn người đã khuất, mong cho vong linh người đã khuất được an ổn nơi chín suối, phù hộ cho con cháu đời sau thêm phần hưng vượng.

Tạ mộ tại Công viên Tưởng Niệm Thiên Đức – Phú Thọ

3. Tạ mộ cuối năm Nhâm Dần 2022 vào ngày nào?

Thông thường lễ tạ mộ cuối năm được tiến hành vào những ngày cuối tháng Chạp âm lịch, tức từ khoảng ngày 20 đến ngày 30 tháng Chạp. Nhìn chung không ấn định ngày cụ thể nào mà tùy phong tục từng địa phương.

Theo quan niệm dân gian, thường từ sau lễ ông Công ông Táo cho tới ngày 30 tháng Chạp, con cháu sẽ tới mộ phần tổ tiên để tạ mộ.

Nếu đi tạ mộ theo quy mô gia đình thì có thể chọn ngày tùy ý phù hợp với điều kiện của gia đình. Còn nếu đi tạ mộ theo dòng tộc thì sẽ quy định 1 ngày Chạp họ, thường là ngày nghỉ để mọi người có thể tham gia đầy đủ, vừa để làm lễ tạ mộ, vừa là dịp để con cháu họp mặt, chuẩn bị đón Tết Quý Mão 2023. Nên chọn ngày tạnh ráo để tiến hành lễ cúng này.

4. Việc chính khi đi tạ mộ phần cuối năm là gì?

Theo quan niệm dân gian, khi đi tạ mộ cuối năm, một trong những phần việc chính là dọn dẹp sạch sẽ khu vực mộ phần và lân cận cho phong quang, thoáng đãng.

Nếu là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ, cũng là cách giảm bớt rắn, chuột đào hang, làm tổ.

Tiếp đó là việc cúng khấn tạ mộ cuối năm ở miếu thần linh và mộ phần người thân của gia chủ. Người cao niên trong gia đình hay dòng tộc sẽ đứng ra chủ trì lễ cúng. Lễ cúng phải được thực hiện trong không khí trang nghiêm, tỏ lòng thành kính, nhớ thương, biết ơn đến những người đã khuất.

Sau khi làm xong lễ cúng, gia chủ nên đi thắp hương cho các cụ trong dòng họ nhà mình cũng như những ngôi mộ gần bên mộ nhà mình cho ấm cúng, cũng là tỏ lòng thành kính với bề trên, với những “người” hàng ngày bầu bạn với người thân đã khuất của mình.

Tạ mộ ông bà tổ tiên tại Công viên Tưởng Niệm Thiên Đức – Phú Thọ

5. Sắm lễ tạ mộ dịp cuối năm cần những gì?

Lễ tạ mộ cuối năm gồm những gì? Tùy từng phong tục tập quán của từng địa phương mà việc sắm lễ và cúng lễ tạ mộ phần cuối năm có sự khác biệt. Thông thường, lễ cúng này có đủ hương hoa, đồ chay mặn như dưới đây.

Lễ vật tạ mộ cuối năm bao gồm:

10 bông hoa hồng đỏ

3 lễ trầu cau (tức 3 lá trầu, 3 quả cau, nên chọn cau trầu tươi, cau có cành dài và đẹp)

1 đĩa trái cây (thường gồm 5 loại trái cây hoặc có số lượng là lẻ, từ 3-5-7 quả, theo quan niệm lẻ âm – chẵn dương)

1 đĩa xôi

1 con gà trống thiến luộc nguyên con (có nơi là gà trống hay mái đều được, cũng có thể là khẩu thịt lợn luộc)

1 chai rượu

1 hộp chè (hoặc 1 gói chè)

1 bao thuốc lá (hoặc thuốc lào)

2 nến cốc màu đỏ

Ngoài ra, gia chủ sẽ cần chuẩn bị thêm đồ vàng mã, cụ thể như sau:

Tiền vàng (tùy tâm, thường chia làm 4 đĩa/lễ)

1 cây hoa vàng hoa đỏ

5 con ngựa mã (nên chọn 5 con với màu sắc khác nhau). Trên lưng mỗi con ngựa lại đặt 10 lễ tiền vàng gồm tiền xu, tiền vàng lá, tiền âm phủ.

5 bộ đồ mã (gồm mũ, áo, hia) có kèm ngựa, cờ lệnh, kiếm và roi ngựa. Đây là số lượng thường dùng, nhưng tùy vào số lượng mộ phần thì có sự thay đổi phù hợp. Thêm nữa, nên căn cứ vào giới tính, lứa tuổi của vong hồn mà chọn lựa đồ mã dâng lên cho phù hợp.

Tạ mộ ông bà tổ tiên tại Công viên Tưởng Niệm Thiên Đức – Phú Thọ

6. Văn khấn tạ mộ cuối năm

Lễ tạ mộ cuối năm có nhiều bài văn khấn, dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Nếu không hiểu kỹ về “tâm khấn”, thì lời khấn không mấy linh nghiệm.

Dưới đây là văn khấn tạ mộ phần cuối năm chuẩn văn khấn cổ truyền:

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT! (3 lần)

Con kính lạy:

– Quan đương xứ thổ địa chính thần

– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,

– Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ

– Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.

Con kính lạy vong linh ……….

Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..

Chúng con là:……………

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.

Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.

Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.

Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong)

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

7. Ai nên và không nên đi tạ mộ cuối năm?

Lễ cúng tạ mộ thường do người cao niên, có tiếng nói trong gia tộc đảm nhiệm. Đây là đối tượng không thể thiếu trong nghi lễ này.

Con cái trong nhà, không phân biệt trai gái, dù là đi làm ăn xa cũng sẽ trở về để làm lễ.

Cha mẹ cũng có thể cho con nhỏ đi theo tạ mộ, vừa là để cho con cháu biết dần vị trí mộ phần của người thân nhà mình, vừa là để giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, tinh thần uống nước nhớ nguồn, kính trọng và hiếu đễ với tổ tiên.

Ai không nên đi tạ mộ cuối năm?

Khi đi tạ mộ cuối năm, những người đang ốm yếu, mắc bệnh nên tránh.

Phụ nữ có thai, phụ nữ trong kì “đèn đỏ”… thường sức khỏe không được tốt bằng người bình thường.

Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi yếu bóng vía, hay bị ma quỷ “trêu”, cũng không nên đi cùng người lớn ra nghĩa trang, làm lễ cúng tạ mộ cuối năm.

Tạ mộ ông bà tổ tiên tại Công viên Tưởng Niệm Thiên Đức – Phú Thọ

8. Những kiêng kỵ khi đi tạ mộ cuối năm

Dưới đây là những điều kiêng kỵ tạ mộ cuối năm mà ai cũng cần ghi nhớ để tránh bất kính với tổ tiên, ông bà.

Ở nghĩa trang có nơi thờ Thần linh, Thổ địa riêng thì nên bày lễ 2 nơi, tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh thích ứng. Nhưng tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh.

Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe cho phép. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp, tránh ngày mưa rét, sấm chớp.

Tránh đi tạ mộ quá sớm hay quá muộn. Bởi thời điểm này âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.

Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.

Kiêng kỵ việc ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).

Kiêng kỵ việc nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.

Trên đây là những giải đáp về ý nghĩa của nghi lễ Tạ mộ cuối năm theo quan niệm dân gian cùng những lưu ý dành cho các gia đình khi đi Tạ mộ người thân.

Cùng chuyên mục